Monday, May 18, 2009

ĐỐI MẶT (29)

Ba giờ chiều,ngày 30 tháng 10 năm 2007.Nguyễn Phương Anh,ngụ tại 104 Lê Thanh Nghị,phường bách khoa Hà nội, điện cho tôi:bọn em đang trên đường lên anh chơi,khoảng tiếng nữa đến nhà anh.Tôi đang bận đám cưới nhà  chị gái vợ tôi,chị tổ chức cuới vợ cho cậu con trai của chị.Bận lắm, nhưng khách đến nhà tôi vẫn phải xin phép chị để về.Khoảng tiếng sau tôi về,xe đã đậu trước nhà, Phương Anh cùng mấy anh bạn đi cùng đang chờ.


                        Vừa uống được chén nước,ba công an mặc quân phục,cùng bác trưởng khu và một công an viên của khu ập đến.Bác trưởng khu giới thiệu với mọi người về thành phần làm việc gồm có: công an địa bàn,công an phụ trách hộ khẩu của thị trấn và công an viên của khu.Một sỹ quan công an địa bàn thị trấn thông báo:


                        -Có nguồn tin quần chúng cho biết,xe của các anh trên đường lên đây đã va quyệt,xảy ra tai nạn,chúng tôi có trách nhiệm đến kiểm tra, đề nghị các anh xuất trình giấy tờ tuỳ thân!


                        -Các anh cho biết xe chúng tôi gây tai nạn ở địa điểm nào?Phương Anh hỏi lại.


                        -Chúng tôi không biết,chúng tôi chỉ được thông báo như vậy,chúng tôi đến kiểm tra!

Friday, May 1, 2009

ĐỐI MẶT (28)

Quê tôi,một trong những Xã nghèo nhất Nước ta ,là một trong 9 Xã cuả Tỉnh Lạng sơn và là một trong hai Xã duy nhất của Huyện Hữu lũng chưa có bóng dáng điện lưới quốc gia;là Xã vùng sâu,vùng xa,Xã đặc biệt khó khăn theo tiêu chí phân loại của chương trình 135 của chính phủ.
Tuy vậy, người dân quê tôi sống trọn nghĩa,trọn tình. Ở đâu đó tình người có những lúc đầy vơi,nhưng người dân quê tôi thì cho dù thời cuộc có những biến đổi đến đâu,nhưng lòng người thì vẫn một mực thuỷ chung,son sắt.Trải qua những xáo trộn,biến đổi từ trong quan hệ lao động -sản xuất ,mà nổi trội là thời kỳ cải cách ruộng đất;thời kỳ tiến hành hợp tác hoá nông nghiệp; thời kỳ khoán sản phẩm cuối cùng đến người lao động; rồi đến thời kỳ ruộng đất được chia đều cho người dân,cho đến các phong tục, tập quán “đươc”bài trừ, để thay vào đó là những tiêu chí văn hoá mới,các thiết chế văn hoá bị đảo lộn,các đình chùa,miếu mạo phần bị đập phá,phần bị bỏ rơi tan hoang,mọi hoạt động của người dân phụ thuộc vào cái gậy chỉ huy của Đảng.Xã hội biến đổi sâu sắc là vậy,nhưng lòng người thì vẫn giữ lại cho mình những cái riêng có của mình,cái mà hàng ngàn đời cha ông chuyền kiếp mãi mãi sẽ không bao giờ mất đi.Một trong những cái riêng có, đó là con người với con người luôn gắn chặt nhau,sẵn sàng bênh vực lẽ phải, đoàn kết cộng đồng,không phân biệt thành phần,giai cấp,dân tộc,không bị thoái hoá,cuốn theo lối sống phân biệt, hận thù,triệt tiêu nhau như một thời khẩu hiệu của Đảng:” Địa chủ cường hào, đào tận gốc,trốc tận rễ”.Bởi vậy trong cải cách ruộng đất,rất tự hào rằng quê tôi chưa hề có cuộc đấu tố nào diễn ra một cách vô nhân đạo,phi đạo đức,chưa gây tổn thương đến quan hệ gia đình,nội tộc,làng xóm láng giềng…nó như bản năng sinh tồn của cộng đồng người dân tộc-miền núi,là yếu tố đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt.